4 điều cần lưu ý sau khi thay đổi tên Công ty

Chúng ta đều biết tên công ty giữ một vai trò quan trọng và không thể thiếu trong suốt quá trình hoạt động của một doanh nghiệp. Xét về góc độ thương mại, tên doanh nghiệp ngoài vai trò danh xưng, là bước đệm đầu tiên để khách hàng nhận diện thương hiệu thì tên doanh nghiệp còn có một vai trò quan trọng hơn là khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thương trường. Ví dụ, khi nhắc đến Vinamilk người ta sẽ biết ngay đến thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam, nói đến Coca Cola người ta nghĩ ngay đến công ty nước giải khát lớn nhất thế giới.. Vì vậy, ta thấy được tầm quan trọng của tên doanh nghiệp. Tuy nhiên, do một số lý do mà doanh nghiệp muốn thay đổi tên công ty, trong đó có cả lý do tên không hợp phong thủy…

Khi tên công ty được thay đổi cũng giống như việc thành lập một doanh nghiệp mới, mang một diện mạo mới, sẽ kéo theo nhiều sự thay đổi. Sau khi thay đổi tên, doanh nghiệp cần phải làm những thủ tục gì? Để có cái nhìn xuyên suốt và bao quát từ lúc thay đổi tên cho đến khi công ty có tên mới, Dịch vụ thành lập công ty Quảng Ngãi sẽ hướng dẫn 4 điều cần lưu ý sau khi đổi tên doanh nghiệp cần phải tiến hành làm theo đúng quy định của pháp luật.

1.Thay đổi con dấu của doanh nghiệp

a.Tầm quan trọng:

Con dấu doanh nghiệp là dấu hiệu đặc biệt, được doanh doanh nghiệp sử dụng để đóng dấu trên các giấy tờ, văn bản giao dịch, là yếu tố quyết định giá trị pháp lý của văn bản.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh Nghiệp 2014 về con dấu doanh nghiệp thì nội dung con dấu phải thể hiện tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. Do đó, khi doanh nghiệp đổi tên phải tiến hành đổi con dấu doanh nghiệp.

b.Thủ tục thay đổi con dấu được tiến hành như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp đăng ký khắc con dấu tại cơ sở đủ điều kiện khắc con dấu

Bước 2: Thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 3: Nhận kết quả thông báo mẫu dấu tại Phòng đăng ký kinh doanh

 Hồ sơ:

–  Thông báo về việc thay đổi mẫu con dấu

–  Giấy chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ

2.In ấn lại hóa đơn/ đăng ký hoá đơn điện tử

a.Tầm quan trọng:

Cũng như con dấu của doanh nghiệp thì hóa đơn điện tử cũng giữ một vai trò rất quan trong đối với doanh nghiệp, quyết định giá trị pháp lý đối với các giao dịch xuất hóa đơn. Vì thế, khi đổi tên doanh nghiệp thì kéo theo tên trên hóa đơn cũng phải thay đổi.

b.Thủ tục:

Doanh nghiệp cần làm thủ tục điều chỉnh hóa đơn chứa tên công ty cũ, hoặc huỷ hoá đơn cũ và đăng ký hoá đơn điện tử (khuyến nghị: nên đăng ký hoá đơn điện tử thay vì sử dụng hoá đơn giấy).

3.Thay đổi bảng hiệu

Bảng hiệu được ví như là một phương tiện giao tiếp thầm lặng của doanh nghiệp. Một bảng hiệu đẹp và đầy đủ thông tin là 1 phương thức quảng bá tối ưu mà doanh nghiệp không tốn chi phí và hiệu quả nhất đối với người đi đường. Việc treo biển hiệu là nghĩa vụ bắt buộc đối với doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp nào vi phạm quy định này, phải chịu xử lý về vi phạm hành chính.

Theo quy định tại Điều 66 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo thì  hành vi kinh doanh mà không treo bảng  hiệu sẽ bị phạt tiền từ 10 – 15.000.000 đồng

Tại Khoản 1 Điều 34 Luật Quảng cáo 2014 quy định bảng hiệu phải có các nội dung sau:

– Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);

– Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Địa chỉ, điện thoại.

Do đó, khi doanh nghiệp đổi tên phải tiến hành đổi bảng hiệu doanh nghiệp.

4.Thông báo với các cơ quan và địa chỉ liên quan

Sau khi đổi tên, doanh nghiệp cần thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh đầu tiên để làm các thủ tục như các lưu ý (1), (2), (3) kể trên.
Khi tên công ty thay đổi cũng gần giống như việc thành lập một công ty mới. Nếu không thông báo sẽ dễ gây nhầm lẫn cho các đối tác và khách hàng của bạn. Điều này, ảnh hưởng đến uy tín và doanh thu cho doanh nghiệp nếu không tiến hành kịp thời. Vì vậy, một trong các thủ tục sau khi thay đổi tên công ty là thông báo cho các cơ quan liên quan về việc thay đổi tên công ty. Các cơ quan có liên quan bao gồm: Thuế, Ngân hàng, bảo hiểm, đối tác, bạn hàng và các cơ quan quản lý chuyên ngành.

Có thể Bạn quan tâm

Hotline
Zalo
Email